Người tạo chủ đề

Nguyen Nam

Thứ trưởng Công Thương về làm Chủ tịch EVN

Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Công Thương được điều động, bổ nhiệm về làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Quyết định điều động, bổ nhiệm này được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 19/7.

Ông Đặng Hoàng An sinh ngày 16/10/1965, quê Hiệp Hòa, Bắc Giang. Ông tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Năng lượng điện tại Cộng hòa Séc và Thạc sỹ Quản lý hệ thống điện, Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ châu Á tại Thái Lan.

Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch EVN, ông An là Thứ trưởng Công Thương từ tháng 5/2018 đến nay.

Trước đó, ông từng trải qua nhiều vị trí công tác và đảm nhận các chức trách lãnh đạo quản lý trong ngành điện lực, như Phó giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) từ 1993 đến 2004, Trưởng Ban Kỹ thuật lưới điện EVN 2004-2006; Phó tổng giám đốc và Tổng giám đốc EVN.

Trước khi ông An được Thủ tướng điều động về làm Chủ tịch EVN, vị trí này chưa có người đảm trách do ông Dương Quang Thành nghỉ hưu theo chế độ từ 1/5. Ông Đặng Huy Cường, thành viên HĐTV EVN, được giao phụ trách tập đoàn này từ đầu tháng 5 đến nay.

Ông Đặng Hoàng An được bổ nhiệm làm Chủ tịch EVN trong bối cảnh tập đoàn này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, trách nhiệm đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội.

Theo báo cáo kiểm toán độc lập năm 2022, EVN lỗ hợp nhất hơn 20.700 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ - EVN lỗ hơn 26.500 tỷ đồng. Khoản lỗ của tập đoàn này được đơn vị kiểm toán nêu, do giá bán điện thấp hơn giá mua vào, khi doanh thu bán điện là 372.900 tỷ đồng trong khi giá vốn hơn 402.600 tỷ. Năm ngoái, giá thành khâu phát điện chiếm gần 84%, các khâu còn lại như truyền tải, phân phối bán lẻ, phụ trợ khoảng 16,4%. Giá nhiên liệu đầu vào sản xuất khâu phát điện, như than, khí tăng đột biến làm giá thành sản xuất điện tăng.

Ngoài khó khăn tài chính, EVN cũng đối mặt với bài toán cân đối đầu tư lưới truyền tải, bán điện tới vùng núi, hải đảo; cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh, nhất là miền Bắc trong bối cảnh nhu cầu sử dụng tăng vọt nhưng các nguồn điện lớn chậm đưa vào vận hành.

Hiện, tập đoàn này và các tổng công ty điện lực chiếm hơn 38% sản lượng điện cung ứng cho toàn hệ thống, 62% còn lại đến từ các nhà máy của PVN, TKV và một số nhà máy BOT, nguồn điện tái tạo tư nhân.

Đã đăng trong Chính sách xanh vào July 23 at 07:46 PM

Bình luận (0)

Trở lại đầu trang
English Viet Nam