Người tạo chủ đề

Nguyen Nam

Cuộc sống ở thủ phủ điện sạch của Việt Nam

Nhờ việc không còn phải trả tiền điện mà còn dư thừa bán cho nhà nước, nhiều người dân tại "thủ phủ" năng lượng tái tạo Ninh Thuận có cuộc sống khấm khá hơn. Nhưng người nghĩ xa thì canh cánh nỗi lo về sức khỏe.

w-thach-thao-2-2-335.jpg
w-thach-thao-5-1-336.jpg w-thach-thao-7-3-337.jpg
w-thach-thao-3-4-338.jpg

Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) những ngày giữa tháng tư, trời như đổ lửa. Với khí hậu khô nóng quanh năm, địa phương này được ví von như một "tiểu sa mạc" của Việt Nam, gần đây đã trở thành vùng đất "màu mỡ" để khai thác nguồn năng lượng vô tận từ gió và mặt trời.

Từ giữa năm 2018 đến cuối 2021, sự bùng nổ về đầu tư điện tái tạo bắt đầu khi hàng loạt nhà máy điện năng lượng tái tạo mọc lên tại những mảnh đất vốn chỉ là nơi chăn thả gia súc. 

w-thach-thao-17-1-339.jpg
w-thach-thao-19-1-340.jpg w-thach-thao-15-1-341.jpg
w-thach-thao-36-1-342-433.jpg
 

Những bãi đất rộng lớn cách khu dân cư chừng 1-2km là nơi những tấm pin điện mặt trời, những trụ điện gió công suất lớn mọc lên. Nhưng ngay sau đó nhiều dự án điện gió phải đối mặt với những khó khăn như chi phí vận hành đắt đỏ, sửa chữa phức tạp, lỡ hẹn giá ưu đãi, còn nhà đầu tư như “ngồi trên lửa” nhìn đống tài sản của mình không biết sẽ ra sao.

Đối với những đơn vị sản xuất điện mặt trời, sản lượng thu nhận về lớn, chi phí đầu tư xây dựng thấp hơn điện gió nhưng chỉ bán được phần trăm nhất định. Điển hình là Nhà máy điện mặt trời Trung Nam (đặt tại huyện Thuận Nam), 40% sản lượng không được thu mua vì chưa thể đàm phán giá cả với EVN.

Những công trình điện mặt trời mái nhà hoàn thành năm 2020 trở về trước tưởng có thể “ăn ngon ngủ yên”, song hiện nay có nguy cơ phá sản vì thiếu... giấy phép xây dựng, dù nhà đầu tư đã đi xin nhưng chưa biết khi nào được cấp phép.

"Mỏ vàng" năng lượng Ninh Thuận rơi vào cảnh gặp khó chưa thể gỡ.

w-thach-thao-6-3-343.jpg
w-thach-thao-10-1-344.jpg w-thach-thao-8-3-345.jpg
w-thach-thao-9-1-346.jpg

Vào thời điểm nở rộ điện mặt trời mái nhà, người dân Phan Rang-Tháp Chàm và vùng lân cận đua nhau cải tạo chính mái nhà của mình để lắp đặt.

Gia đình ông Việt Hiến kinh doanh tạp hóa, nằm ngay trên trục đường quốc lộ 1A chạy ngang thành phố. Mỗi tháng, do phải dùng máy làm đá viên, tiền điện ông phải chi trả khoảng 17 triệu đồng. "Ngày đó tôi có hiểu gì về điện mặt trời đâu. Cái này do công ty lắp đặt họ đến tư vấn và được giải thích cặn kẽ lắm. Với một hộ kinh doanh như gia đình tôi thì lắp khoảng 50kW, điện dư thì bán lại cho nhà nước. Tất cả đều có app để theo dõi mỗi ngày. Những tấm pin còn được bảo hành vài năm. Hoặc còn có kiểu mua bảo hiểm cho pin nữa...", ông Hiến liệt kê một loạt những thông tin mình nắm được. 

Hiệu quả đến không ngờ. Từ ngày lắp đặt pin trên mái nhà, lượng điện dư thừa bán đi, bù cho phần điện dùng vào tuổi tối là vừa đủ. Loanh quanh đến nay đã hơn 2 năm, gia đình ông gần như không tốn thêm tiền điện hàng tháng. "Kể ra, cứ tầm 5 năm là mình thu hồi được vốn đầu tư đấy", ông Hiến hồ hởi nói trong lúc chạy chiếc máy lạnh làm đá.

w-thach-thao-81-1-347.jpg
w-thach-thao-8-1-348.jpg w-thach-thao-76-1-349.jpg
w-thach-thao-9-3-350.jpg

Chạy xe dọc con đường mòn bao quanh thôn Mỹ Nhơn (xã Mỹ Phong, huyện Thuận Bắc), cách thành phố Phan Rang chừng 12km, dần về phía cuối làng, phóng tầm mắt có thể trông thấy bạt ngàn trang trại điện gió, điện mặt trời. "Thung lũng năng lượng" này chỉ mới xuất hiện cách đây ít năm, từ khoảng 2018-2021. Đó là thời kỳ điện tái tạo bắt đầu phát triển tại tỉnh Ninh Thuận, tập trung nhiều nhất là các vùng ven thuộc hai huyện Thuận Bắc và Thuận Nam. Trước kia, nơi đây chỉ là những vùng đất cằn cỗi, không thể trồng trọt vì thiếu nước. Người dân canh tác một số loại cây trồng chịu hạn hoặc chủ yếu là chăn thả cừu, dê...

w-thach-thao-7-1-351.jpg
w-thach-thao-69-1-352.jpg w-thach-thao-65-1-353.jpg
w-thach-thao-3-2-354.jpg

Từ ngày Ninh Thuận trở thành "thủ phủ" về điện tái tạo, người dân trong thôn Mỹ Nhơn ít nhiều cũng có thêm việc làm. Người vào nhà máy, đảm nhiệm công việc kỹ thuật, người đi làm công, xây dựng hoặc dọn dẹp, lau chùi pin, cắt cỏ. Người dân có thêm cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập, thay vì chỉ dựa vào chăn nuôi gia súc như trước.

Phóng viên gặp anh La Ngân (thôn Mỹ Nhơn), người từng làm việc cho các dự án điện tái tạo một thời gian. Anh kể công việc này mang tính thời vụ nhiều hơn vì phần đông người dân không có chuyên môn kỹ thuật. Tiền thuê nhân công cao hơn so với công việc khác nên khá thu hút mọi người chuyển sang làm.

Gia đình anh Ngân sinh sống ngay sát khu vực thung lũng pin mặt trời và điện gió. Điều anh cảm nhận thấy sự khác biệt nhất ở đây là khi những turbine xuất hiện không khí nóng hơn.

"Khu vực này gần biển, nếu gió thổi từ ngoài khơi vào thì mát lịm. Gió từ phía bắc thổi xuống. Nhưng giờ thêm vào đó là các turbine công suất lớn hoạt động thường gây cảm giác oi bức, khó chịu. Sống ở đây quen, người ta cảm nhận được hết, dù là thay đổi nhỏ nhất", anh Ngân nói rồi chỉ tay về phía mấy dãy hoa trồng trước cửa nhà, còi cọc, dễ chết khô vì gió nóng.

w-thach-thao-94-1-355-434.jpg
 
w-thach-thao-99-1-356.jpg w-thach-thao-96-1-357.jpg

Ngoài anh Ngân, một trường hợp lão nông điển hình khác là ông Mận, người trước đó vốn ngày ngày chỉ biết trồng trọt, chăn nuôi, nay làm bảo vệ cho nhà máy. Cha đẻ của ông Mận cũng có vài miếng đất ở khu vực này nhưng vì gia cảnh túng bấn đã bán giá rẻ cho hàng xóm lấy tiền dưỡng già. Sau này khi các công ty về triển khai dự án điện năng lượng và thực hiện chính sách đền bù đất đai, cả nhà ông mới cảm thấy tiếc nuối. Người ta tự dưng đổi đời vì có tiền đền bù còn gia đình ông Mận vẫn vậy, quần quật quanh năm với đàn cừu và mấy con gà.

"Đất đai từ thời các cụ khai hoang, nhà ai có thì làm sổ sách đàng hoàng, không thì thôi. Sau này các doanh nghiệp đến đền bù 50 triệu/1.000m2, nhân hệ số 2 hoặc 3 tùy vào giấy tờ", ông Mận nói.

Ông Mận kể, những nhà máy điện mặt trời thường không có công nhân vận hành, chủ yếu là một bảo vệ trông coi khu đất để tránh chuyện mất cắp hoặc bị trâu bò vào phá. Hoặc mỗi tháng một lần thuê người đến lau rửa pin mặt trời. Nhà máy quy mô lớn thì họ có robot tự điều khiển. Vậy là những ngày đầu khi công ty năng lượng tìm người trông giữ những xưởng pin, ông Mận cũng đăng ký đi làm. 3 năm nay, ngoài việc chăn thả cừu, ông Mận và bà Trông có thêm thu nhập ổn định từ công việc bảo vệ. 

w-thach-thao-93-1-358.jpg
w-thach-thao-91-1-359.jpg w-thach-thao-97-1-360.jpg
w-thach-thao-86-1-361.jpg

Để khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, công ty ông Mận tạo điều kiện cho chăn thả gia súc, trồng trọt. Trên khu đất 2ha, bên trên ông đặt pin, phía dưới đặt chuồng trại chăn nuôi. Số lượng cừu trong đàn của ông hiện lên tới 80 con, thêm vài ba con bò, mấy con gà. Công ty dựng thêm một căn nhà nhỏ che mưa che nắng, rồi cấp cho ông một vài giống cây trồng như đinh lăng, lô hội... để lão nông canh tác trên khu đất rộng 2ha. Và ngày ngày, ông Mận lùa cừu đi chăn thả, bà Trông (vợ ông) lo mấy chuồng gia súc ở nhà hoặc dọn dẹp phân dê đem bán để gia tăng thu nhập.

w-thach-thao-100-1-362.jpg
w-thach-thao-98-1-363.jpg w-thach-thao-101-1-364.jpg
w-thach-thao-1-365.jpg

Từ ngày đảm nhận công việc bảo vệ, ông Mận chủ yếu sống luôn ở trang trại. Ban ngày vợ và con cháu ông cũng lui tới, đến tối về lại ngôi nhà trong làng. Lão nông cũng kiêm luôn công việc lau rửa những tấm pin mặt trời, mỗi tháng có thêm chừng 3 triệu đồng. "Mình ở đây họ tạo điều kiện lắm nên tôi cũng cẩn thận, đầu tư mua máy xịt rửa công suất lớn. Mỗi lần rửa pin thì làm từ sáng sớm tinh mơ lúc 2-5h hoặc chiều muộn 18h trở đi. Nói chung, khi nào không có mặt trời thì pin không hoạt động, lúc đó mình lau rửa được", ông Mận nói.

Từ một người nông dân sớm ngày quanh co với ruộng lúa, đàn cừu, giờ ông Mận thấy thu nhập của mình ổn định hơn có của ăn, của để.

Chỉ có điều, khi nói đến việc sinh sống ngay dưới hàng nghìn những tấm pin mặt trời, vợ ông có phần cảm thấy lo ngại về sức khỏe của chồng.

"Khi nào có pin hỏng chúng tôi báo về nhà máy để thay mới cho họ. Pin hỏng người ta đem về nhưng không biết sẽ xử lý ra sao", bà Trông nói rồi quay đi.

w-thach-thao-14-1-366.jpg

Ông Mận bảo, người Ninh Thuận "ăn nắng nói gió" thành ra cũng cằn cỗi. "Các công ty đều nói chừng 20-25 năm nữa pin hết hạn dùng thì thu về tái chế, còn tiêu hủy, còn hiện giờ chưa có cách cụ thể. Nếu làm không đúng thì ảnh hưởng nguồn nước, đất... Nói chung cứ lo việc làm ăn trước mắt, chuyện lâu dài Nhà nước lo cho dân", ông nói.

Trong ánh chiều tà nhuộm vàng óng cả đất trời, ông Mận phóng tầm mắt về phía cánh đồng điện gió, điện mặt trời, tấm tắc về sự thay đổi của kinh tế gia đình rồi những người trong thôn.

Ninh Thuận cũng có nhiều người đổi đời từ khi điện tái tạo về làng. Cái nắng cái gió từng biến con người ta trở nên cằn cỗi, nhọc nhằn giờ quay về bao bọc, cho họ có cơ hội phát triển. Nhìn gần là vậy, trông xa đến vài chục năm nữa thì ông không biết hoặc chưa chắc điều gì sẽ đến.

w-thach-thao-12-1-367.jpg
 

Thạch Thảo - VNN

Đã đăng trong Điện gió vào April 30 at 04:20 PM

Bình luận (0)

Trở lại đầu trang
English Viet Nam