Người tạo chủ đề

Nguyen Nam

Lỗ lớn, EVN cầu cứu cho an ninh năng lượng

Trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng rất cao, giá bán lẻ điện bình quân nhiều năm chưa được điều chỉnh khiến EVN mất cân đối tài chính, chỉ giữ được khoản lỗ năm 2022 ở mức 26.235,78 tỷ đồng.

Qua đó dẫn đến mất cân đối tài chính và nguy cơ thiếu hụt nguồn điện là hiện hữu. Nhiều nhận đình hài hước đây là "nỗ lực rất lớn của EVN" để tránh lỗ trong những năm qua. Nếu không kịp điều chỉnh giá điện, khoản này sẽ đi về đâu khi sức chống chịu có hạn.

Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam chia sẻ về khoản lỗ trong năm 2022. Ảnh: Khắc kiên Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam chia sẻ về khoản lỗ trong năm 2022. Ảnh: Khắc kiên

Khó chồng khó

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Xuân Nam ngậm ngùi thông tin về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN trong 1 buổi họp báo cuối tháng 3/2023.

Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam lý giải về khoản lỗ năm 2022 được cơ quan chức năng kiểm tra. Ông Nam khẳng định, khoản lỗ năm 2022 chủ yếu là chi phí mua điện đầu vào giá cao.

Thực tế cho thấy, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, khí, dầu tăng rất cao so với năm 2020. Đặc biệt là than, giá tăng gấp 3 lần, có thời điểm tăng 4 - 5 lần. Giá dầu tăng gấp đôi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đầu vào mua điện tăng cao.

Trước khó khăn này, EVN đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt là cắt giảm chi phí sửa chữa lên tới đến 30%; tiết kiệm trong các khâu sản xuất được 10.000 tỷ đồng; tối ưu hệ thống vận hành nguồn thủy điện để có chi phí hợp lý.

Công nhân truyền tải điện Mộc Châu áp dụng công nghệ kiểm tra lưới điện. Ảnh: Khắc Kiên Công nhân truyền tải điện Mộc Châu áp dụng công nghệ kiểm tra lưới điện. Ảnh: Khắc Kiên

"Các yếu tố đầu vào, đặc biệt là nhiệt điện than giá cao gấp nhiều lần dẫn tới khoản lỗ 36.294,15 tỷ đồng, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, bản thân EVN phải nỗ lực rất lớn, để cuối cùng lỗ hơn 26.235 tỷ đồng" - ông Nguyễn Xuân Nam nói.

Đồng thời cho biết, tình hình tài chính của EVN hiện nay rất khó khăn và tập đoàn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành để có tháo gỡ. Bởi theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ thì với chi phí sản xuất điện hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân phải được điều chỉnh. Nhưng trong 4 năm qua, giá bán lẻ điện bình quân khôngđược điều chỉnh, trong khi giá nhiều nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao.

Liên quan đến nguy cơ mất cân đối tài chính của tập đoàn và áp lực tăng giá điện, ông Nguyễn Xuân Nam cho biết, số liệu lỗ của EVN là rơi vào quý I nên sẽ cần chờ chi phí của năm tới.

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, thực tế tài chính của EVN hiện rất khó khăn khi bị lỗ trong năm 2022. EVN đã có báo cáo đề xuất Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền liên quan đến sớm điều chỉnh giá điện.

Kiểm tra trạm biến áp tại Hà Nội. Ảnh: Khắc Kiên Kiểm tra trạm biến áp tại Hà Nội. Ảnh: Khắc Kiên

Với Quyết định 24, khi chi phí đầu vào tăng lên EVN được điều chỉnh giá điện. Nhưng thực tế hơn 4 năm qua, tập đoàn không được điều chỉnh trong bối cảnh chi phí đầu vào liên tục tăng mạnh. Cũng theo ông Nam, năm 2022 là năm rất khó khăn của tập đoàn. Bản thân tập đoàn đã nỗ lực rất lớn để khắc phục khó khăn.

Do khủng hoảng nhiên liệu đầu vào của thế giới năm 2022, gồm cả khí, than và dầu, chi phí đầu vào của EVN tăng rất cao. Trong đó, giá than có những giai đoạn tăng gấp 4 lần so với năm 2021, giá dầu tăng gấp đôi khiến chi phí sản xuất điện tăng rất mạnh. “

Khoản chênh lệch tỷ giá hơn 14.000 tỷ đồng chưa hạch toán vào giá điện như vậy là rất lớn nhưng do yếu tố đảm bảo an sinh xã hội nên chưa đưa khoản này vào chi phí giá thành điện” -  ông Nguyễn Xuân Nam cho hay.

Lỗ thật, ai cứu?

Theo Bộ Công thương, đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN gồm đại diện các bộ, ngành T.Ư, căn cứ trên các tài liệu do tập đoàn và các đơn vị thành viên cung cấp.

Lỗ lớn, EVN rất khó để đầu tư đảm bảo dòng điện thông suốt. Ảnh: Hoàng Anh Lỗ lớn, EVN rất khó để đầu tư đảm bảo dòng điện thông suốt. Ảnh: Hoàng Anh

Trong đó, có báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán. Báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên. Hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.

Qua kiểm tra, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 419.031,80 tỉ đồng, năm 2022 là hơn 493.265 tỷ đồng, bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đ/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Theo kết quả kiểm tra được Bộ Công Thương công bố, sản lượng, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN trong năm 2021 và 2022 đều tăng nhưng tập đoàn này liên tiếp lỗ nặng. Cụ thể, năm 2021, sản lượng điện thương phẩm là 225,30 tỷ kWh, tăng 3,85% so với năm 2020. Doanh thu bán điện thương phẩm đạt hơn 418.056 tỉ đồng, tăng 5,87% so với năm 2020. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2021 là 1.855,57 đồng/kWh, tăng 1,94% so với năm 2020.

Nhưng trong năm 2021, EVN bị lỗ hơn 951 tỷ đồng. Năm 2022, sản lượng điện thương phẩm là 242,72 tỉ kWh, tăng 7,73% so với năm 2021. Doanh thu bán điện thương phẩm đạt 456.971,15 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2021. Giá bán điện thương phẩm bình quân là 1.882,73 đồng/kWh, tăng 1,46% so với năm 2021. Nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294,15 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058,36 tỷ đồng. Theo đó, năm 2022, EVN lỗ 26.235,78 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu Bộ Công thương công bố, tổng chi phí phát điện của EVN năm 2022 là 412.243,53 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.698,45 đồng/kWh. Nếu so với năm 2021, chi phí khâu phát điện năm 2022 tăng 72.855,58 tỷ đồng.

Đã đăng trong Khác vào April 04 at 08:20 PM

Bình luận (0)

Trở lại đầu trang
English Viet Nam